CHUYÊN NGÀNH “QUẢN LÝ KINH DOANH VÀ MARKETING”
Chương trình thực hiện sẽ được đánh giá theo hệ thống đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Hiện có 2 chương trình tiên tiến của Nhà trường được đánh giá theo AUN.
Tên văn bằng sẽ cấp khi kết thúc khóa học: Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh và Marketing
Tên ngành đào tạo: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing (Chương trình tiên tiến)
Mục tiêu của chương trình đào tạo:
V.1. Mục tiêu chung:
Chương trình tiên tiến là dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng, giúp đổi mới cơ bản và toàn diện trong giáo dục đại học để Trường Đại học Hàng hải Việt Nam xứng đáng là trường đại học trọng điểm quốc gia, mang đẳng cấp quốc tế.
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing sẽ có được những kỹ năng thực tế và nền tảng lý thuyết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Marketing và kinh doanh; Xác định vai trò của marketing trong các tổ chức và doanh nghiệp; Phát triển và hiểu rõ các chiến lược, mục tiêu kinh doanh và marketing đối với nghề nghiệp trong tương lai; Phát triển tổ chức hoặc doanh nghiệp trên nền tảng thấu hiểu khách hàng, mang lại lợi ích cho khách hàng, sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, mạng xã hội cho các hoạt động marketing.
V.2. Mục tiêu cụ thể:
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing sẽ đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
V.2.1. Về kiến thức chuyên môn
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing tập trung vào 2 lĩnh vực chính sau:
a) Quản trị kinh doanh
1. Có kiến thức nền tảng lý thuyết, kỹ năng thực tế để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản trị Marketing và kinh doanh.
2. Biết sử dụng các công cụ, phát huy khả năng nghiên cứu độc lập để phát triển năng lực nghiên cứu cho các bậc học cao hơn.
b) Marketing
3. Có kiến thức nền tảng trong việc chọn cách tiếp cận toàn diện để nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh và marketing trong nhiều bối cảnh khác nhau và từ nhiều góc nhìn.
4. Có khả năng đánh giá tầm quan trọng chiến lược của sự phức tạp, thay đổi, sự mơ hồ và các thách thức khác phát sinh từ môi trường kinh doanh và môi trường marketing.
V.2.2. Về phẩm chất đạo đức
5. Được trang bị kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
6. Có đạo đức nhân cách tốt, có tác phong công nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
7. Có trách nhiệm trong các đóng góp cho cộng đồng chung; Đồng cảm, chia se và giúp đỡ cộng đồng với tấm lòng nhân ái.
V.2.3. Về cộng sự hiệu quả
8. Hòa nhập và làm việc được tốt trong các môi trường nhóm khác nhau thông qua sự hiểu biết về tính đa dạng văn hóa, biết cư xử một cách đúng đắn và chuyên nghiệp.
9. Một số sẽ đóng vai trò lãnh đạo và có trách nhiệm trong đơn vị.
V.2.4. Về không ngừng rèn luyện, học tập
10. Trưởng thành về nhân cách và năng lực để có thể vượt qua mọi thách thức, đối đầu với mọi thay đổi, đi đến thành công trong công việc và cuộc sống.
11. Trưởng thành về trí tuệ và khả năng sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn, có thể đạt tới trình độ học vấn cao hơn trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác liên quan đến nghề nghiệp.
Công bố chuẩn so sánh cũng như các điểm quy chiếu trong và ngoài nước được sử dụng để thông tin về kết quả của chương trình đào tạo:
VI.1. So sánh với khung chương trình gốc của Trường Đại học Gloucestershire:
Chương trình tiến tiến bậc đại học “Quản trị kinh doanh và Marketing” được xây dựng trên cơ sở chương trình gốc của Trường đại học Gloucestershire, tuy nhiên có một số điều chỉnh như sau:
Chương trình xây dựng trên cơ sở chương trình gốc của Đại học Gloucestershire.
Bổ sung thêm các môn Lí luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng vào trong khối kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quá trình học tập và giảng dạy bằng tiếng Anh, riêng các môn Lí luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng giảng dạy bằng tiếng Việt.
Thời gian đào tạo 4 năm, trong đó toàn bộ năm thứ nhất dành cho các môn bổ sung trên và tập trung cho việc học tiếng Anh. Từ năm thứ 2 sẽ học các môn theo chương trình tiên tiến.
Thay đổi tên và nội dung một số môn học so với chương trình đào tạo gốc để phù hợp với thực tế kinh doanh quốc tế của Việt Nam.
Không đưa vào chương trình tiên tiến các môn bắt buộc học tại nước ngoài như Thực tập tại nước ngoài.
VI.1. So sánh với chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh của trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
Giống nhau:
Hai chương trình đều chú trọng đến các kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên môn dù có thể cách gọi tên khác nhau. Về cơ bản tên và nội dung các môn học của chương trình gốc trùng với chương trình của trường đại học Hàng hải Việt Nam về nội dung đào tạo chính.
Khác nhau:
Chương trình đào tạo gốc có thời gian đào tạo trong 3 năm trong khi trường Đại học Hàng hải Việt Nam là 4 năm. Chương trình đào tạo gốc có nhiều môn chuyên môn hơn, phạm vi đào tạo sâu hơn, trong khi chương trình đào tạo của Đại học Hàng hải Việt Nam có nhiều môn xã hội nhân văn hơn, phạm vi đào tạo rộng hơn.
Trong chương trình gốc không có các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, các môn Lí luận chính trị.
Trong hệ thống kết cấu của chương trình đào tạo Trường đại học Gloucestershire có những học phần mới cần thiết cho ngành Quản trị kinh doanh như các môn liên quan đến quản trị thương mại điện tử cập nhật theo xu thế chung toàn cầu.
Các kết quả của chương trình như kiến thức, sự hiểu biết, các kĩ năng và thái độ cần đạt được:
Các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng được mục tiêu đào tạo, cụ thể như sau:
VII.1. Yêu cầu về kiến thức
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing tập trung vào 2 lĩnh vực chính sau:
a) Quản trị kinh doanh
Có kiến thức nền tảng lý thuyết, kỹ năng thực tế để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Biết sử dụng các công cụ, phát huy khả năng nghiên cứu độc lập để phát triển năng lực nghiên cứu cho các bậc học cao hơn.
b) Marketing
Có kiến thức nền tảng trong việc chọn cách tiếp cận toàn diện để nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh và marketing trong nhiều bối cảnh khác nhau và từ nhiều góc nhìn.
Có khả năng đánh giá tầm quan trọng chiến lược của sự phức tạp, thay đổi, sự mơ hồ và các thách thức khác phát sinh từ môi trường kinh doanh và môi trường marketing.
VII.2. Yêu cầu về kỹ năng
Năng lực ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên - xã hội, kinh tế - chính trị, thương mại quốc tế và các kiến thức hỗ trợ để hiểu và phân tích, đánh giá các vấn đề kinh doanh và marketing trong thế giới toàn cầu hóa ngày càng cao.
Năng lực thiết kế và thực hiện một số dự án kinh doanh, có khả năng nghiên cứu các chính sách và giải thích các vấn đề căn bản trong lĩnh vực kinh doanh.
Thúc đẩy việc làm bằng cách tham gia với sinh viên trong việc xử lý với một loạt các vấn đề kinh doanh và các vấn đề liên quan đến marketing.
Năng lực sử dụng các kiến thức, kỹ năng mới trong công việc phát triển chiến lược kinh doanh và marketing trong xu thế toàn cầu hóa.
Năng lực giao tiếp, trao đổi một cách hiệu quả và tự tin trong công việc, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại, đặc biệt trong môi trường toàn cầu. Sử dụng được thành thạo tiếng Anh (với trình độ tương đương 6.0 IELTS hoặc 530 TOEFL paper-based test trở lên), trong các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp (bao gồm cả đọc tài liệu, viết báo cáo, dự án, thuyết trình, trao đổi, thảo luận một cách chuyên nghiệp, hiệu quả). Về trình độ tin học, các sinh viên từ khóa 4 trở về sau (nhập học từ năm 2013) phải đạt các chứng chỉ Tin học Văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist) của Cetiport – Hoa Kì cấp theo 02 nội dung: Microsoft Word (điểm thi ≥700) và Microsoft Excel (điểm thi ≥700).
Năng lực làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp trong nhóm và giữa các nhóm khác nhau; thích nghi được nhanh chóng với thay đổi trong môi trường làm việc; có hiểu biết về tính đa dạng văn hóa.
Năng lực lãnh đạo, tổ chức; Năng lực lập kế hoạch, quản lý thời gian, tiến độ công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình; Năng lực phân tích, tư duy hệ thống.
Năng lực học tập, tự đào tạo nhằm bổ sung những tri thức mới trong nghề nghiệp.
Về khả năng công tác
65% sinh viên có việc làm đúng ngành ngay sau khi tốt nghiệp hoặc theo học các chương trình đào tạo nâng cao trình độ.
Sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing có cơ hội áp dụng kiến thức, kỹ năng vào các vị trí trong các lĩnh vực như nghiên cứu thị trường, quản trị Marketing, quan hệ công chúng, và quản trị thương hiệu, quản trị bán hàng. Sinh viên cũng có thể làm việc ở các lĩnh vực kinh doanh khác và theo học các chương trình như thạc sỹ (MBA), tiến sĩ (PhD, DBA). Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức và các lĩnh vực sau đây:
+ Chuyên viên kinh doanh, marketing tại các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn trong nước như Viettel, Coca Cola...
+ Chuyên viên nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng tại các công ty nghiên cứu thị trường như: AC Niesen, TNS…
+ Quản lý bán hàng tại các công ty hàng tiêu dùng, công ty bán lẻ, các tập đoàn kinh doanh lớn tại Việt Nam và khu vực.
+ Chuyên viên bán hàng cao cấp tại tất cả các doanh nghiệp.
+ Các nhà quản lý thương hiệu.
+ Các nhà quản lý, tổ chức sự kiện lớn.